top of page

Tìm hiểu và phân loại các loại giấy couche

Giấy Couche là loại giấy dùng trong in ấn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại các cửa hàng in ấn, văn phòng, cơ quan, cá nhân, trường học,... Đây là loại giấy có bề mặt láng mịn và sáng bóng được hầu hết người dùng đánh giá cao về chất lượng mang lại phù hợp với chi phí bỏ ra. Vậy Giấy Couche là gì? Các định lượng Giấy Couche có mấy loại?,… Hãy cùng In129 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Giấy Couche là gì?

Giấy couche có tên gọi khác chính là giấy coated art paper có màu trắng, bề mặt tráng phủ bằng cao lanh. Giấy Couche có bề mặt phẳng và bóng mịn. Không những có độ sáng và độ chắn sáng tốt mà loại giấy này còn có khả năng hấp thu mực đồng đều, bám mực rất tốt.

Giấy couche hiện nay được sử dụng rộng rãi bao gồm 2 loại:

  • Giấy couche gloss hay còn được gọi là giấy couche bóng bởi nó có bề mặt láng bóng, khả năng bắt ánh sáng tốt. Loại giấy này thường được dùng nhiều trong máy in offset. Vì có bề mặt láng bóng nên giấy couche bóng không thể viết lên được.

  • Giấy couche Matt thì lại có bề mặt mịn và mờ. Loại giấy thường được sử dụng để in tạp chí, sách báo… Nhờ có độ mờ nên các sản phẩm in trên giấy này có thể giúp người đọc không bị chói và không mỏi mắt khi nhìn lâu. Tuy nhiên loại giấy này có giá thành khá cao nên được giới hạn khổ giấy và định lượng. Loại giấy này bạn hoàn toàn có thể viết lên bề mặt, in trên mọi loại mực.


Ưu nhược điểm của giấy Couche

Ưu điểm

  • Giấy Couche có rất nhiều ưu điểm. Bởi bề mặt sáng bóng láng mịn nên in ấn có sử dụng màu sắc sẽ rất thích hợp. Giấy Couche bắt mực rất tốt, bền màu, ít bị gặp các sự cố trong in ấn.

  • Hơn nữa, giấy Couche có độ trắng cao, nên khi offset mực thấm vào giấy cũng không ảnh hưởng nhiều đến màu sắc sản phẩm thành phẩm. Một số giấy có độ vàng cao, khi in offset thường xảy ra sai màu.

  • Giấy Couche rất dễ gia công như cán, xén, bế,... hoặc ép kim ép nhũ để tạo sự nổi bật cho sản phẩm

Nhược điểm

  • Giấy Couche có nhược điểm là mức giá ở mức trung bình, không phải quá rẻ. Hơn nữa giấy cũng không phải là dòng cao cấp hẳn, nên không tạo được ấn tượng độc đáo, đẳng cấp sang trọng như sử dụng giấy mỹ thuật.

Định lượng giấy couche 150gsm, 200 gsm, 300 gsm nghĩa là gì

Giấy Couche có nhiều loại khác nhau như 100gsm, 150gsm, 200gsm, 250gsm,… Bạn đã biết những kí hiệu này có ý nghĩa như thế nào chưa?

Có thể hiểu đơn giản đó là trọng lượng của một tờ giấy có diện tích 1m2. Ví dụ: 200gsm nghĩa là một tờ giấy 1m2 đó nặng 200g, 150gsm nghĩa là một tờ giấy 1m2 đó nặng 150g.

Với khách hàng đang tìm kiếm giấy in cho việc in ấn poster, banner, name card,… thì định lượng khoảng 200gsm là vừa đẹp, bền và tiết kiệm chi phí.

Một cách gọi khác cho loại giấy gsm thường dùng trong ngành in hoặc quen thuộc quá sẽ gọi là c150, c200,c300...Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại giấy cho phù hợp.


Ứng dụng của giấy couche trong in ấn

Theo chủng loại, giấy Couche Matt được sử dụng phổ biến hơn Couche Gloss. Các ứng dụng giấy Couche gồm có:

  • In màu các loại danh thiếp, in menu, in bìa sách, in catalogue, nhãn mác sản phẩm, nhãn hộp, các loại in túi giấy, tạp chí, in bìa tạp chí, in poster, in banner quảng cáo, vé mời event, in vé xem phim, in tem nhãn sản phẩm,…

  • In ấn tài liệu, giáo án, văn bản màu sắc sinh động hơn cho môi trường giáo dục cũng là cách phát triển toàn diện cho một nền tảng chuyên nghiệp.

Đối với giấy couche kích thước khổ A4, có thể in được 1 mặt hoặc 2 mặt, cũng như in với các định lượng giấy couche và mục đích sử dụng của khách hàng.

  • Giấy couche tráng phủ 1 mặt: in các nhãn mác sản phẩm, nhãn hộp, các loại túi giấy, in bao bì đựng thực phẩm…

  • Giấy couche tráng phủ 2 mặt: in tờ rơi, tờ gấp, in ruột tạp chí, in bìa sách, in bìa tạp chí, in menu, in catalogue, in poster, in áp phích quảng cáo,…

Bài viết trên đây đã giới thiệu qua phần nào về dòng giấy couche phổ biến thường thấy trong đời sống. Hi vọng qua đây các bạn có thể hiểu hơn cũng như có thể chọn được loại giấy phù hợp với mục đích và các sản phẩm in ấn của mình, từ đó đảm bảo được hiệu quả và chi phí in ấn.

 
 
 

Commentaires


bottom of page